admin@fye.org.vn
0974506616

Dự án Hệ sinh thái khởi nghiệp 4.0

Tổng quan dự án giai đoạn 1

Thời gian thực hiện :

Từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 1 năm 20222

  1. Thực trạng vấn đề mà dự án hướng đến

a. Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay

– Điều kiện thuận lợi (số liệu năm 2020)

  • Startup – Doanh nghiệp khởi nghiệp đang là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian gần đây, từ cơ quan truyền thông đến các nhà hoạt định chính sách. Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, các cuộc tọa đàm, hội thảo được tổ chức với tần suất ngày một tăng. Nhiều chính sách, luật và chương trình khuyến khích khởi nghiệp đã và đang được nhà nước xây dựng, ban hành.
  • Trong bối cảnh hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới như hiện nay, khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế – xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của xã hội.
  • Tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” đang là động lực để các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển. Theo đánh giá của Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia, Việt Nam thuộc top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu
  •  Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 760 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động; khoảng trên 7 triệu hộ kinh doanh và trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và  đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp
  • Thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có gần 50 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước; và khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam.

– Hạn chế và khó khăn

  • Tồn tại hạn chế về vốn và cơ chế chính sách liên quan đến huy động vốn. Các dự án khởi nghiệp thường được bắt đầu từ những nguồn vốn tự có hạn hẹp của các thành viên sáng lập, trong khi khả năng vay vốn ngân hàng hay kêu gọi vốn từ các quỹ đầu tư còn khó khăn.
  • Còn hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển. Các dự án khởi nghiệp với nhân sự chủ chốt đều chủ yếu là chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, thiếu kiến thức về kinh doanh, kinh tế và các kỹ năng điều hành, quản lý DN, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm
  • Hạn chế về khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính liên quan tới việc gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép kinh doanh…), bảo hộ sở hữu trí tuệ (đăng ký bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ)

 

b. Tính cấp thiết trong giải quyết

Hiện tại là cơ hội, là thời điểm vàng để thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam với những nguồn lực dồi dào về lao động trẻ có trình độ chuyên môn, vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường qua hội nhập, thời đại công nghệ số 4.0… cũng là thách thức đối với chúng ta trong việc bắt kịp thời đại, xu thế khi tốc độ thay đổi, phát triển ngày một nhanh và không ngừng nghỉ. Chính vì thế đòi hỏi chúng ta cần phải có một mô hình hoạt động ưu việt hơn, nhạy bén hơn trong việc cập nhật thông tin, kiến thức và kết nối nguồn lực tới các doanh nghiệp.

 

c. Đối tượng hưởng lợi 

– Đối tượng trực tiếp :

  • Những người đang ấp ủ ý tưởng khởi nghiệp nhưng còn hạn chế nguồn lực và kiến thức, kỹ năng
  • Những người đang sở hữu doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoặc đang hoạt động dự án khởi nghiệp có nhu cầu hỗ trợ, bổ sung các nguồn lực
  • Những doanh nghiệp chuyên môn về marketing, công nghệ, trung gian đào tạo và cung cấp nhân sự…có thể tìm kiếm đối tác mới tiềm năng
  • Những nhà đầu tư đang tìm kiếm doanh nghiệp mới tiềm năng để đổ vốn kinh doanh kiếm lợi nhuận

 

– Đối tượng gián tiếp

  • Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển và làm nền tảng xây dựng quốc gia vững mạnh. Một Đảng cầm quyền có đủ nguồn lực để phát triển các lĩnh vực khác và dần có địa vị trên thế giới
  • Quy mô thị trường rộng dần với nguồn cung hàng hóa lớn, đa dạng và chất lượng ngày một tăng cao cùng giá cả dần phù hợp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống chung của xã hội cụ thể là toàn bộ người dân Việt Nam.
  1. Nội dung chính của dự án

a, Giai đoạn 1 : Xây dựng và tạo lập một kênh thông tin với đầy đủ kiến thức 

liên quan đến khởi nghiệp và thông tin của các đối tác, mentor, tổ chức có thể 

hỗ trợ.

b, Giai đoạn 2 : Kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp lớn, các nhà kinh doanh 

đã thành công, các tổ chức liên quan. Tìm kiếm đối tác (mentor, doanh nghiệp, 

tổ chức…) và thành lập một cộng đồng để dễ dàng trao đổi thông tin, kết nối

 các nguồn lực.

c, Giai đoạn 3 : Phát triển và cải tiến kênh thông tin, tăng cường truyền thông 

(tham gia các cuộc thi, nhờ hỗ trợ truyền thông…) và mở rộng quy mô cộng 

đồng.

 

Mục đích dự án

Nhận thấy được thực trạng của các doanh nghiệp mới đang tìm kiếm cho mình những cơ hội để phát triển, nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề và cả những điều kiện thuận lợi, cơ hội cho họ, nhóm làm dự án muốn tạo ra một kênh thông tin và một diễn đàn kết nối để mọi thương nhân, mọi nhà sáng lập dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nguồn lực và thuận lợi phát triển ngay từ những bước tiến đầu tiên của mình.

 

Tầm nhìn của dự án

Đưa HSTKN trở thành trang web uy tín để các startup, mentor, nhà đầu tư tìm kiếm contact, kết nối nguồn lực để hoàn thiện và phát triển dự án.

Tác động của dự án đối với cộng đồng 

Tác động đối với doanh nghiệp

  • Giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu truyền thông

Tác động với startup

  • Nâng cao khả năng kết nối chủ động của các startup
  • Giúp các startup dễ dàng tìm kiếm, kết nối với những nguồn lực cần thiết để tăng khả năng khởi nghiệp thành công 

Tác động với nhà nước

  • Phát triển nền kinh tế Việt Nam