Con người ta thường đam mê cái họ làm giỏi nhất. Nguyên nhân khi họ làm một cái gì đó suất sắc hơn bình thường thì mọi người thường trầm trồ thán phục. Được khen ngợi khiến bạn càng lao vào và nhờ vậy lại càng giỏi.
Hồi đi học, nếu bạn giỏi toán dốt văn thì bạn rất thích làm toán, làm toán cả buổi cũng được. Nhưng đụng tới môn văn thì chỉ vài phút đã thấy chán nản. Vì toán được đầu tư hơn nên bạn càng giỏi, vì văn kém đầu tư hơn mà ngày càng kém.
Nếu bạn không biết mình có đam mê gì thì chắc chắn là ở bạn chưa có gì nổi trổi gọi là giỏi, để khiến người xung quanh phải thán phục.
Lầm tưởng mình làm giỏi một thứ gì đó rồi gán cho đó là đam mê của mình là một sai lầm. Không giỏi mà đam mê lại càng sai lầm vì nó chắc dẫn tới chẳng cái gì ra hồn cả. Làm giỏi sau đó sinh đam mê sẽ khiến bạn ngày càng giỏi hơn.
Trừ khi bạn có năng khiếu còn hầu hết trường hợp còn lại đòi hỏi phải đầu tư mọi nguồn lực mà bạn có mới có thể khiến một mặt nào đó của bạn nổi trội hơn người khác
Đam mê chắc chắn là phải dính tới cảm xúc rồi. Khi ta đam mê cái gì đó ví dụ như đánh điện tử, ta hăng say quên hết thời gian, mọi giác quan của ta tập trung vào trò chơi ta không nghe thấy gì nhìn thấy gì bên ngoài nữa.
Cảm xúc của chúng ta yếu hơn là chúng ta tưởng. Bạn có thể kiểm chứng điều này khi tham gia các khóa đào tạo của Bán hàng đa cấp. Những người ở dưới khóc lóc hô vang quyết tâm phải làm giàu, phải chứng tỏ được mình, phải đạt được mục tiêu. Các khóa học dạy làm giàu cũng tương tự, ai ai cũng hô vang quyết tâm nhưng khi về thì quyết tâm cứ xẹp dần đi.
Đam mê sinh ra cảm xúc hoặc ngược lại cảm xúc sinh ra đam mê. Nếu người ta bảo bạn là cái này, cái kia hay lắm hãy đam mê đi, chắc chắn bạn sẽ dùng lý trí để suy xét. Nhưng nếu người ta điều khiển cảm xúc của bạn để bạn hướng tới cái đó thì bạn sẽ đam mê nó mà không dùng lý trí suy xét.
Điều khiển cảm xúc rất dễ. Nếu bạn xem một đoạn video clip rất cảm động, lúc đó bạn chỉ muốn khóc, đó là lúc cảm xúc chi phối bạn. Nếu bạn vừa chạy 1000m, đầu óc hoàn toàn tỉnh táo, đó là lúc lý trí chi phối bạn.
Miễn cái gì có thể làm cho bạn rất hưng phấn hoặc rất thương cảm thì đều có thể mang ra dùng được. Một câu truyện cảm động, một gương vượt khó làm giàu, một đứa bé bất hạnh, một vụ tai nạn thảm khốc,…
Giả sử bạn không tin có ma; bạn cứ thử ngồi cùng với một vài người bạn. Người bạn nào cũng tin chắc rằng có ma và họ đã từng nghe kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến. Bạn sẽ bắt đầu tin rằng đúng là có ma thật. Rời khỏi nhóm đó một thời gian bạn lại khôi phục lại trạng thái không tin rằng có ma.
Vì vậy tìm kiếm đam mê phải trong trạng thái có lý trí.
Trong cuộc sống đôi khi kẻ liều là kẻ thắng. Bất chấp mọi thứ, thấy rằng phải làm thì lao vào làm. Khi con người tin rằng một cái gì đó là có thật thì thực tế sẽ diễn ra đúng như vậy ở hầu hết trường hợp. Chính vì vậy tại sao một người vô cùng đam mê vẫn có thể thành công miễn là anh ta có thể học hỏi trên con đường đi. Nhưng nếu anh ta không có khả năng học hỏi hoặc học quá chậm thì thất bại là cầm chắc.
Bỗng trong tài khoản của bạn có 20 tỷ xuất hiện. Bạn không cần phải đi làm vì tiền nữa thì ngày mai bạn có đi làm nữa không?
Khi không phải đi làm vì tiền ta sẽ làm theo bản năng để thỏa mãn bản năng. Sau khi thỏa mãn bản năng chán chê bạn sẽ làm cái bạn thích. Và đa phần cái bạn thích đó chỉ có chi tiền chứ không có thu tiền.
Giờ bạn không có đồng nào trong tài khoản. Bạn vẫn theo đuổi những thứ đó, những thứ không ra tiền. Bạn có thể tồn tại được không khi không có tiền? Nhiều người thích làm thơ, đi du lịch khắp nơi, xây nhà tình nghĩa, chăm sóc người neo đơn,….trong khi chính mình và gia đình mình còn chạy cơm từng bữa.
Đó cũng chính là lý do rất nhiều người thành công với đam mê khi đã rất già. Khi họ có
đủ tiền để không phải nghĩ tới tiền thì họ bắt đầu làm cái mình thích. Lúc đó họ cũng đã có đủ kỹ năng cần thiết, đủ hiểu biết để không theo đuổi những thứ phù phiếm. Xác suất thành công của họ rất cao. Điều này đôi khi gây ra sự ảo tưởng ở người trẻ theo kiểu cứ theo đuổi đam mê đi, thành công sẽ tới với bạn.
Đam mê rất quan trọng nhưng nó chỉ là chất xúc tác. Đam mê không thể là cơ sở của thành công. Chỉ theo đuổi đam mê một cách mù quáng chắc chắn là một sai lầm trừ khi bạn là thiên tài.
Bạn phải có đủ thời gian để tích tụ đủ năng lực cần thiết. Chỉ khi đủ năng lực bạn mới có thể sử dụng được đam mê. Trong hầu hết trường hợp bạn sẽ không thỏa mãn được đam mê trên con đường tích tụ trừ khi đam mê của bạn là hoàn thiện bản thân để mình ngày càng tốt hơn.
Bạn có thực sự giỏi nấu ăn không để theo đuổi đam mê nấu ăn?
Bạn có đủ kiên trì để theo đuổi đam mê mở trang trại?
Bạn có viết tốt không để mà theo đuổi nghiệp văn chương?
Bạn có đủ giỏi để có thể mở một sự nghiệp kinh doanh riêng?
Bạn có duy trì được cuộc sống gia đình để theo đuổi một công việc không ra tiền ít nhất trong vài năm tới?
Rất nhiều người trong chúng ta cứ nhắm mắt, bỏ tất cả để theo đuổi đam mê khi trong người không đủ những năng lực cần thiết. Điều đó là sự tự sát.
Sinh viên mới tốt nghiệp thường ảo tưởng về sức mạnh vì họ chưa ra chiến trường nên là lực lượng rất hay mắc sai lầm này. Theo đuổi đam mê vài năm không đạt được gì vì làm gì có năng lực, quay trở lại làm từ đầu thì cũng dở dang.
Có những bạn còn theo đuổi con đường học lên cao mà không biết để làm gì: kỹ sư, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư. Cứ đọc tiểu sử của những doanh nhân lớn bạn sẽ thấy là họ đều khởi đầu với vị trí rất thấp và kéo dài trong thời gian dài. Không ai trong họ mới ra trường một vài năm đã có tất cả. Họ có thể chỉ thành công khi 40 thậm chí 50, 60 tuổi. Họ thành công muộn vì tới lúc đó họ mới tích tụ được đủ năng lực cần thiết.
Nếu phải đi sài gòn từ Hà Nội, bạn có thể đi máy bay, ô tô, xe máy, đi bộ, đi tàu thủy. Bạn phải lựa chọn một trong các phương tiện tùy thuộc vào thời gian, tiền và sở thích. Nếu như bạn chỉ đi phương tiện mình thích thì bạn sẽ có thế chẳng bao giờ có thể tới Sài gòn đúng thời gian và yêu cầu được
Cuộc sống cũng vậy, quan trọng là bạn muốn đi tới đâu. Bạn không cần phải yêu thích phương tiện dùng đi tới đó. Nếu bạn đặt mục tiêu tài chính thì đừng lựa chọn công việc theo ý thích mà lựa chọn công việc giúp bạn đi được tới đích. Bạn không cần phải yêuXem thử (mở trong cửa sổ mới) công việc đang làm, yêu cái công ty bạn đang làm. Nhiều người trong chúng ta lại có lựa chọn ngược lại. Họ lựa chọn phương tiện yêu thích và để nó đi tới đâu thì đi.
Những thứ yêu thích thì thường nhẹ nhàng, dễ dàng, ít thử thách. Những thứ đó thì làm sao có thể đạt tới đích cao đáng kể được. Nếu như một cái gì đó dễ làm, dễ yêu thì có vô số người muốn và vì vậy giá của nó sẽ rất thấp.