Những kỳ vọng lớn lao từ gia đình, bạn bè và xã hội đã luôn tồn tại từ khi chúng ta còn bé. Hồi bé, chúng ta được kỳ vọng phải trở thành con ngoan trò giỏi, phải có thành tích tốt, tham gia nhiều hoạt động ngoại khoá và lớn lên một chút nữa, là phải vào được trường đại học tốt để có một sự nghiệp thành công.
Xã hội làm chúng ta tin rằng nếu đi theo con đường này, làm ngành nghề này, chúng ta sẽ có được “hạnh phúc”. Rằng chúng ta sẽ là kẻ vô ơn nếu đi ngược lại với kỳ vọng của gia đình và xã hội.
Vậy nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta tiếp tục sống theo kỳ vọng của người khác, sống một cuộc sống, ước mơ được định sẵn mà không phải của mình?
⭐️Vấn đề thứ nhất đó là chúng ta sẽ không thực sự cảm thấy hạnh phúc. Khi bạn làm theo kỳ vọng của gia đình, xã hội, những người xung quanh, bạn đang xây dựng một bản thể dựa trên những gì người khác nghĩ về bạn thay vì thực sự lắng nghe tiếng nói cất lên từ nội tâm, mình mong muốn điều gì, ý kiến của mình là gì. Khi bạn phó mặc cảm xúc của mình và làm theo những điều đôi khi không hề muốn, bạn sẽ dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.
⭐️Điều này dẫn đến vấn đề thứ hai: nỗi dằn vặt, giằng xé mỗi khi phải làm công việc mình không thích, và cảm giác luôn luôn mơ hồ vì không biết mình đam mê điều gì. Đó là lý do tại sao ở buổi webinar #3 vừa rồi, có rất nhiều bạn tâm sự về nỗi sợ hãi phải tìm việc, bước vào môi trường mới. Quả thật, có sợ hãi không khi mỗi khi kết thúc một ngày đi làm, mình cảm thấy sức lực bị rút kiệt? Khi chưa bắt đầu vào việc, mình đã muốn giờ tan làm đến thật nhanh để mau chóng về nhà?
Nếu cứ tiếp tục đi theo những gì người khác vạch sẵn cho mình, về lâu dài bạn sẽ cảm thấy sức lực dần cạn kiệt mà vẫn bế tắc giữa mớ bòng bong công việc. Để không dồn nén chính mình lâu hơn, hãy tham khảo những bước khởi đầu nho nhỏ của chị Catalina Catana (co-founder của doanh nghiệp xã hội WETHNK) hướng đến cách giải quyết sau đây:
SOLUTION 1: Tìm kiếm thứ gì đó mà bạn sẵn lòng thực hiện mỗi ngày, và biến nó trở thành mục đích sống
SOLUTION 2: Học cách tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình
Khi đã quá quen với việc trao cho người khác quyền quyết định cho bản thân bạn, bạn sẽ thấy hơi khó khăn khi phải tự hình thành chủ kiến và nói lên suy nghĩ của mình. Tuy nhiên, hãy bắt đầu bằng cách lắng nghe cảm xúc và sắp xếp lại niềm tin, các giá trị và quy tắc của chính mình. Trước khi “thả mình” theo ý kiến người khác, tự vấn bản thân: “Điều này có phù hợp với những gì tôi tin tưởng không? Tôi có cảm thấy đúng đắn với điều đó không?
Ngoài ra, hãy cố gắng thúc đẩy mình bằng cách thử thách nói chuyện với một, hai, ba rồi nhiều người mình quen biết mỗi ngày để làm quen với khả năng nói lên suy nghĩ của mình. Diễn thuyết trước đám đông cũng là một việc khá hiệu quả để tích luỹ thêm kinh nghiệm và nếu bạn cảm thấy ngượng nghịu hay tự làm mình xấu hổ, điều đó hoàn toàn không quan trọng vì bạn vẫn sẽ có được những trải nghiệm quý giá sau quá trình đó.
KẾT