KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
-
Kỹ năng lãnh đạo là gì?
-
Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo
-
Làm sao để rèn luyện được kỹ năng lãnh đạo
Ông bà xưa có câu: “1 người tính bằng 9 người làm”. Một đoàn tàu lửa sẽ không vận hành được nếu thiếu đầu tàu, một cỗ xe ngựa sẽ không chạy đúng hướng nếu thiếu người cầm cương, một con tàu có vượt sóng đại dương an toàn hay không tuỳ thuộc phần lớn vào người thuyền trưởng; một doanh nghiệp thành công hay thất bại là do người lãnh đạo.
Việc rèn luyện kỹ năng lãnh đạo không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của một tổ chức, tập thể mà còn rất cần thiết đối với các bạn trẻ, đặc biệt là các bạn sinh viên sắp ra trường trong việc mở khóa cơ hội nghề nghiệp và phát triển bản thân tốt hơn.
Kỹ năng lãnh đạo là gì?
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng dẫn dắt, định hướng, chỉ đạo và xây dựng mối quan hệ giữa những thành viên trong cùng một tập thể cùng vận hành theo một hệ thống nhất định.
Một người lãnh đạo giỏi là người biết đặt mục tiêu rõ ràng nhưng luôn sẵn sàng đón nhận và tiếp thu những cái mới. Đó là người biết quan tâm đến đồng nghiệp và những người đang làm việc cùng họ nhưng cũng biết đưa ra những quyết định cứng rắn lúc cần thiết. Đó là người có sự tự tin ở bản thân mình nhưng không bao giờ phô trương hay thái quá. Một người lãnh đạo giỏi cũng là người biết tạo động lực cho chính mình và cho những đồng đội của mình. Họ có tầm nhìn xa và luôn biết đâu là thời điểm thúc đẩy hay chuyển hướng con thuyền chung tiến nhanh về đích.
Thật ra, trong mỗi chúng ta đều là nhà lãnh đạo. Như những chia sẻ của một vị diễn giả mà chắc hẳn ai theo dõi page thường xuyên đều biết – chị Catalina Catana, co-founder dự án xã hội WETHNK ‘’Mỗi chúng ta đều có tố chất để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, dù cách thức và mục đích có thể khác nhau và bởi ngay cả bản thân khái niệm lãnh đạo cũng có nhiều cách hiểu không giống nhau’’.
Bạn có thể đang lãnh đạo một doanh nghiệp, lãnh đạo một tập thể, một lớp học hay lãnh đạo một nhóm bạn; lãnh đạo gia đình và lãnh đạo chính bản thân mình (tự lãnh đạo). Người lãnh đạo giỏi là người có thể lãnh đạo được tốt bản thân mình.
Tầm quan trọng của kỹ năng lãnh đạo đối với các bạn trẻ
Kỹ năng lãnh đạo trước hết giúp ích cho các bạn trẻ trong việc mở rộng cơ hội nghề nghiệp.
Khi các bạn trẻ tự rèn luyện và trau dồi cho mình kỹ năng lãnh đạo tốt khi còn học đại học hoặc trong thời gian đi làm, điều đó có thể trở thành một điểm cộng rất lớn trong mắt nhà tuyển dụng khi bạn apply cho bất cứ một vị trí nào. Trong 10 bạn ứng viên cùng apply vào một vị trí, nhà tuyển dụng sẽ chỉ đánh giá cao những ứng viên có năng lực và có khả năng tạo lên sự đóng góp hiệu quả và đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp đó. Một nhà lãnh đạo giỏi thường sẽ có xu hướng ở lại làm việc lâu hơn, trung thành hơn, ít vắng mặt hơn và có tinh thần cao vì họ thấy mình sẽ lãnh đạo công ty trong tương lai. Bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của các kỹ năng lãnh đạo, một ứng viên cho thấy một nhà tuyển dụng tiềm năng rằng anh ta có những gì cần thiết để giúp công ty đạt được các mục tiêu chiến lược lâu dài.
Bằng những tố chất và kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo như kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giao tiếp, sự cảm thông và tinh thần trách nhiệm…những điều đó thể hiện rõ năng lực và tiềm năng của ứng viên đối với công việc và sự phát triển của doanh nghiệp, điều mà có thể giúp ứng viên ‘’hạ gục’’ nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.
Thứ hai, để có được kỹ năng lãnh đạo tốt trong công việc và học tập, các bạn trẻ trước tiên phải rèn luyện kỹ năng lãnh đạo chính mình, vì thế mà sự ưu tiên phát triển bản thân cũng sẽ được kéo theo như một hệ quả tất yếu.
Để có thể lãnh đạo được người khác, trước tiên phải tự lãnh đạo được chính mình. Không hề ngẫu nhiên mà Richard Norris – một nhà soạn nhạc người Anh đã có câu nói rất nổi tiếng ‘’Bạn chỉ có thể trở thành nhà lãnh đạo tài ba khi bạn có thể tự lãnh đạo tốt bản thân mình” (You can only be a great leader when you can lead yourself well first). Kỹ năng lãnh đạo được xây dựng trên nền tảng của sự nỗ lực không ngừng để phát triển và hoàn thiện bản thân. Ví dụ như để có thể tự tin đứng trước đội nhóm của mình trình bày một vấn đề trong công việc, người leader đó trước hết phải không ngừng rèn luyện sự tự tin và khả năng giao tiếp cho mình, để có thể tạo động lực và thúc đẩy các teammates hoàn thành công việc được giao, người leader đó trước hết phải là người biết lên kế hoạch, có tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm cao.
Việc không ngừng rèn luyện kỹ năng tự lãnh đạo giúp các bạn trẻ biết mình là ai, mục tiêu và đam mê thực sự của mình là gì, từ đó làm chủ cuộc sống và sự nghiệp mà mình thực sự mong muốn. Rất nhiều các bạn sinh viên cho rằng việc rèn luyện kỹ năng lãnh đạo là không cần thiết bởi mục tiêu của bạn không phải là làm lãnh đạo hay công việc của bạn không cần kỹ năng lãnh đạo. Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn ngược lại bởi rèn kỹ năng lãnh đạo không hẳn chỉ là để bạn lãnh đạo người khác hay lãnh đạo một tổ chức mà còn là lãnh đạo bản thân mình, lãnh đạo cuộc sống của mình, lãnh đạo cuộc đời mình.
Để có thể biến Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất thế giới và viết một câu chuyện “cổ tích thời hiện đại” về thành công ở Thung lũng Silicon thì chắc hẳn ông chủ Mark Zuckerberg trước hết phải là một nhà lãnh đạo của chính mình trước khi trở thành nhà lãnh đạo của hơn 40.000 nhân viên trong đội ngũ làm việc của Facebook. Để có thể biến Apple trở thành một ‘’quả táo thứ ba’’ trong lịch sử nhân loại, khởi đầu của ông vua công nghệ Bill Gate chắc chắn nằm ở những ý tưởng và khao khát mãnh liệt được phát triển những tiềm năng của bản thân để đi theo con đường của chính mình.
Có vô số những câu chuyện về những nhà lãnh đạo nổi tiếng vĩ đại trên thế giới mà điểm chung trong câu chuyện thành công của họ đều nằm ở khả năng tự lãnh đạo chính mình. Khoan hãy nhắc đến những gì to tát để trở thành những nhân vật nọ kia, mỗi chúng ta đều có điểm bắt đầu và có tố chất để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bắt đầu từ việc lãnh đạo chính mình trước khi lãnh đạo được người khác.
Làm thế nào để các bạn trẻ, các bạn sinh viên có thể rèn luyện và phát triển kỹ năng lãnh đạo?
Cách tốt nhất để sinh viên phát triển kỹ năng này khi chuẩn bị cho đại học là tìm kiếm cơ hội lãnh đạo ở trường học. Điều này có thể có nghĩa là, trong số những thứ khác, đóng vai trò là thuyền trưởng của một đội thể thao, tham gia vào chính phủ sinh viên hoặc lãnh đạo một nhóm ngoại khóa.
Bạn cần hiểu rõ mình: bạn là ai? Sở trường sở đoản của bạn? Phát huy ưu điểm và khắc phục những nhược điểm. Bạn muốn gì? Tại sao bạn muốn điều đó. Bạn cần làm gì để đạt được. Bạn phải cam kết với những gì mình đặt ra và thực hiện bằng mọi cách.
Hãy quan sát và học theo những tấm gương từ những người lãnh đạo giỏi (có thể là một doanh nhân hay một cán bộ đoàn trường, hay đơn giản chỉ là người bạn mà bạn yêu quý)
Hãy tập quan tâm đến những sự việc sự kiện diễn ra xung quanh bạn, nó sẽ giúp cho bạn có được nhiều thông tin hơn những gì bạn nghĩ. Tham gia nhiều hơn các hoạt động thay vì quanh quẩn trong ký túc xá.
Tập nhận biết vấn đề và thử những cách để giải quyết vấn đề (có thể đó là vấn đề của bạn, của người thân, bạn bè hoặc của người khác) – nó sẽ giúp bạn trở nên nhạy cảm trong việc xử lý mọi tình huống.
Cuối cùng, thay vì biện minh cho sự lựa chọn không hành động của mình bằng câu nói “Nói thì dễ, làm thì khó” thì hãy tạo động lực bằng cách nói với chính mình rằng : “Nói thì dễ, làm thì khó, nhưng không phải là không làm được”. Hai cách nói khác nhau sẽ tạo ra hai cách làm khác nhau và hai kết quả khác nhau.